Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Các câu hỏi thường gặp về bệnh giang mai

Có nhiều người đã từng biết đến bệnh giang mai, song cũng có nhiều người chưa thật sự hiểu rõ hoặc không hiểu bản chất về bệnh. Do đó, thông qua những câu hỏi và được các bác sĩ bệnh xã hội trả lời dưới đây, sẽ giúp mọi người hiểu hơn về bệnh. Từ đó, nâng cao kiến thức phòng tránh, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và những người thân xung quanh.
Bệnh giang mai là gì?
Theo các bác sĩ chuyên bệnh xã hội giải thích, bệnh giang mai là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục, do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Bệnh đã được phát hiện từ rất sớm khoảng thế kỉ 16, tại Việt Nam thì xuất hiện khoảng thế kỉ 18. Giang mai gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, cuộc sống không những của người bệnh mà còn toàn thể xã hội.
Bệnh giang mai mắc nhiễm là do đâu?
Bệnh giang mai lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục, hơn 90% trường hợp là qua con đường này. Càng những đối tượng có lối sống tình dục phóng khoáng, quan hệ với nhiều đối tượng, với gái mại dâm… càng có tỉ lệ mắc nhiễm cao. Dù quan hệ bằng bất cứ hình thức nào cũng bị mắc nhiễm (qua âm đạo, hậu môn, miệng).
Một số trường hợp khác, giang mai lây nhiễm từ mẹ sang con, lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh…
Do đó, giang mai có tỉ lệ mức độ lây nhiễm khá cao và nhanh chóng. Ngoài xây dựng các biện pháp tình dục an toàn, mọi người cần phải mở rộng các cách phòng tránh khác.


Biểu hiện bệnh giang mai như thế nào?
Bệnh giang mai có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn đầu mới bị, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các vết trợt loét ở cơ quan sinh dục và một số cơ quan khác khi tiếp xúc vào. Một thời gian có thể nổi hạch và các nốt ban đào khắp cơ thể, sốt, mệt mỏi. Ở giai đoạn cuối thì triệu chứng không còn biểu hiện ra bên ngoài nữa, xoắn khuẩn đi sâu vào bên trong và tấn công cơ quan nội tạng. Vì thế, giang mai vô cũng nguy hiểm, tử vong luôn có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời.
Dùng bao cao su khi quan hệ có phòng tránh được bệnh?
Thực tế cho thấy, bao cao su chỉ giúp phòng tránh thai chứ không thể phòng tránh 100% các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vì các vết xước và trật loét bên ngoài cơ quan sinh dục vẫn lây nhiễm cho người bệnh như thường. Hơn thế nữa các trường hợp có sự cố xảy ra như chất lượng bao cao su hoặc cách sử dụng không đúng quy cách là bao cao su bị rách.
Không quan hệ tình dục, có thể bị bệnh giang mai không?
Không quan hệ tình dục vẫn hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh giang mai vì xoắn khuẩn và tổn thương giang mai có ở khắp mọi người trên cơ thể như cơ quan sinh dục, chân tay, miệng… Vì thế, khi có cử chỉ thân mật, gần gũi với người bệnh cũng bị mắc nhiễm. Bên cạnh đó, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người cũng sẽ lây nhiễm bệnh. Giang mai còn có thể lây nhiễm cho con và gây ra giang mai bẩm sinh.
Khám giang mai như thế nào và ở đâu?
Khi có dấu hiện bệnh giang mai, mọi người có thể đến các trung tâm, phòng khám y tế chuyên về bệnh xã hội để thăm khám. Hiện nay đã có rất nhiều cơ sở y tế chuyên về mảng này nên mọi người không nên quả lo lắng. Xét nghiệm giang mai cũng khá phức tạp bao gồm: xét nghiệm tìm vi khuẩn, xét nghiệm phản ứng huyết thanh, xét nghiệm phản ứng RPR (Rapid) Rapid Plasma Reagin… Nếu dương tính thì chứng tỏ bạn có dấu hiệu bị bệnh giang mai, âm tinh là hoàn toàn bình thường.
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh giang mai. Mong rằng, có thể giúp ích cho tất cả mọi người. Hãy xây dựng các biện pháp phòng tránh an toàn, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường hay nghi ngờ có bệnh, hãy đi thăm khám và điều trị ngay lập tức.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét