Chlamydia là một loại khuẩn gây nhiễm trùng cơ quan
sinh dục và một số cơ quan khác trên cơ thể như ở trực tràng, kết mạc mắt, gan,
mô mềm... Chlamydia có rất nhiều loại nhưng chúng ta thường gặp nhất là Chlamydia
trachomatis. Ở Việt Nam mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng số người mắc
nhiễm bệnh có con số không hề nhỏ. Do bệnh mức nguy hại rất lớn đến sức khỏe,
cuộc sống và khả năng sinh sản của con người. Vì thế, mọi người cần nâng cao
các kiến thức về bệnh cũng như biết cách phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe
của bản thân và gia đình của mình một cách tốt nhất.
Nhiễm
khuẩn sinh dục do chlamydia gây ra
Chlamydia được xếp vào nhóm bệnh xã hội mắc nhiễm phổ
biến hiện nay. Cũng như bệnh lậu hay sùi mào gà, bệnh lây nhiễm chủ yếu khi
giao hợp không bảo vệ và giao hợp bằng bất cứ hình thức nào cũng có thể lây nhiễm
(miệng, hậu môn, âm đạo). Một số trường hợp khác là lây nhiễm từ mẹ sang con
khi sinh thường.
Người nhiễm bệnh chlamydia thường có ít biểu hiện hoặc
biểu hiện nhẹ nên dễ bỏ qua.
- Ở Phụ nữ sẽ có dấu hiệu đi tiểu đau buốt, muốn đi
nhưng không đi được; âm đạo tiết dịch bất thường, có hiện tượng ngứa rát khó chịu;
đau bụng hoặc đau khi quan hệ tình dục và khi có kinh cũng bị đau rất nhiều…
- Ở nam giới biểu hiện rõ ràng hơn và chỉ một số ít
người không có dấu hiệu gì. Nam giới sẽ thấy dương vật tiết dịch hơi trắng hay
vàng; bỏng rát khi đi tiểu và rát ngứa xung quanh bao quy đầu; đau ở hậu môn
hay tinh hòan hoặc lúc xuất tinh…
Chlamydia còn là nguyên nhân gây bệnh u hạch bạch
huyết hoa liễu, biểu hiện là phù nề các bộ phận sinh dục ngoài, sưng đau hạch bẹn.
Nếu không được chữa trị kịp thời, chlamydia sẽ gây nguy hiểm cho cơ quan sinh dục
và vô sinh luôn có thể xảy ra.
Cách
phòng tránh hiệu quả chlamydia
Chlamydia gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe cá
nhân người bệnh và còn làm lây nhiễm nhanh chóng cho người thân, mọi người xung
quanh. Vì thế, để hạn chế vấn đề này xảy ra.
Mỗi chúng ta nên xây dựng các biện pháp phòng tránh hiệu quả bằng cách
thực hiện những điều đơn giản sau đây:
- Hầu hết bệnh chlamydia là lây nhiễm qua đường tình
dục. Do đó, hay hình thành lối sống sinh hoạt tình dục an toàn như sử dụng bao
cao su khi quan hệ, hãy chắc chắn đối tác tình dục không bị nhiễm bất cứ bệnh
lây nhiễm nào, nên quan hệ chung thủy với 1 người, không quan hệ với nhiều tối
tác, không quan hệ với gái mại dâm…
- Hiểu rõ về bệnh để có các kiến thức phòng tránh hiệu
quả hơn
- Hằng năm nên đi kiểm tra xét nghiệm chlamydia, nhất
là với những đối tượng: phụ nữ trong lứa tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi hoặc
trẻ hơn; phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia, tất cả thai
phụ, tất cả những ai đã có sinh hoạt tình dục, khi cơ quan sinh dục có những bất
thường…
Khuyến cáo: Khi có các dấu hiệu như tiết dịch vùng
kín bất thường, đau, có mùi hôi, đi tiểu đau buốt… Tất cả mọi người nên ngừng
quan hệ và đi thăm khám, điều trị bệnh ngay. Việc điều trị sớm các bệnh lây
truyền qua đường tình dục ở phụ nữ có thể ngăn ngừa viêm phần phụ. Phụ nữ và
nam giới khi biết mình có bệnh lây truyền qua đường tình dục nên đi điều trị
ngay và thông báo cho tất cả các bạn tình gần đây của mình (trong vòng 60 ngày)
để họ có thể đi khám và tầm soát bệnh.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh
chlamydia và cách phòng ngừa hiệu quả. Mong rằng, mọi người nắm rõ để có cách
phòng tránh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Hãy liên hệ tới
Phòng khám bệnh xã hội gần nhất nếu có bất cứ vấn đề hay băn khoăn gì? Các bác
sĩ sẽ giải đáp và hướng dẫn chi tiết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét